Ngày đăng: 11:19 AM 30/11/2018 - Lượt xem: 22297
Cây gõ đỏ có tên khoa học là Afzelia xylocarpa, thuộc họ đậu, ngoài ra gõ đỏ còn có tên khác như: Cà te, hổ bì,…
“Gõ đỏ là một loại cây gỗ thân lớn, chiều cao cây trưởng thành từ khoảng 20 – 30m, đường kính thân khoảng 0,9m. Vỏ cây khi cây non vỏ nhẵn, mịn, khi cây trưởng thành màu nâu xám, sần sùi .
Lá cây kép lông chim một lần chẵn, với 3 – 5 lá đôi chét hình trái xoan, dài 5 – 6cm, rộng 4 – 5cm, chóp lá nhọn, gốc tù, nhẵn ở cả 2 mặt.
Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành, dài 5 – 15cm. Đài hình ống, cao 10 – 12 mm, đỉnh xẻ 5 thuỳ. Tràng màu hồng, dài 5 – 12mm, mặt trong có lông. Nhị 7, hơi hợp ở gốc.
Bầu cao 7mm, có lông. Quả đậu dài 15 – 20cm, rộng 6 – 9cm, dày 2 – 3cm, khi quả già hoá gỗ màu nâu thẫm, có 5 – 8 hạt. Hạt hình trứng, dài 25 – 30 mm, dày 18 – 24 mm, mầu nâu thẫm hay đen, ở gốc có áo hạt cứng, màu da cam”.
Gõ đỏ phát triển tốt ở các khu vực khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới với độ cao so với mặt nước biển dưới 1000m và phổ biến trong khoảng 400 – 700m, trong tự nhiên loại cây này được phát hiện sống ở những nơi đất bằng bẳng hoặc hơi dốc, thoát nước tốt.
Đây là một loại cây phát triển chậm
ưa sáng, tuy nhiên trong điều kiện chăm sóc tốt cây cũng phát triển nhanh nhưng chất lượng và màu gỗ sẽ không bằng cây trồng lâu năm trong rừng tự nhiên.
Gõ đỏ thuộc họ lá rụng và bắt đầu vào mùa đông theo âm lịch tức là từ tháng 10 – tháng 12(tháng 12 – tháng 2 dương lịch).
Đến giai đoạn đầu xuân âm lịch cây bắt đầu ra lại lá non và sau đó khoảng 1 tháng phát lộc và ra hoa.
Đến tháng 10 – 11 dương lịch quả bắt đầu chín và rụng, cây có khả năng tái sinh tốt bằng hạt.
Hiện nay loại cây này được tìm thấy ở khá nhiều quốc gia trên thế giới tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn,… Nhưng còn ở trong rừng nguyên sinh, rừng trồng thì tại một số quốc gia như: Lào, Campuchia, Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan,…
Tại Việt Nam gõ đỏ được trồng ở hầu khắp các tỉnh có núi rừng tự nhiên trong cả nước (ngoài ra các tỉnh đồng bằng cũng có trồng nhưng chỉ mang tính biểu tượng tại các đường phố, công viên, các công trình nhà nước, công cộng,…): Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Tây Ninh,…
Hiện nay trong danh mục các loại gỗ rừng tự nhiên và khai thác sử dụng gỗ gõ đỏ được xếp vào nhóm I các loại gỗ quý hiếm khác như: Gỗ muồng đen, gỗ hương, gỗ sến, gỗ pơ mu, gỗ táu, gỗ mun, gỗ samu,..
Với các ưu điểm vượt trội của các loại gỗ quý hiếm nhóm I như: Bền với điều kiện tự nhiên, không bị mối mọt – mục – cong vênh, gỗ nặng, vân đẹp, càng sử dụng gỗ càng sáng bóng,… Các công trình thi công nội thất chung cư, nhà ở, biệt thự cao cấp cho các biệt thự thường ưu tiên lựa chọn và sử dụng loại gỗ này.
Gõ được đánh giá là một loại gỗ chất lượng rất cao và giá trị kinh tế đem lại lớn chính vì vậy các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ cao cấp.
Ngoài ra còn một bộ phận khác đó là bướu gõ đỏ được hình thành do các vết chặt chém, sâu bệnh. Cơ chế, khi có vết thương cây sẽ tiết ra chất bù đắp vào vết thương rồi phình ra thành bươu, bươu có giá trị rất cao và khó tìm kiếm trong tự nhiên. Hiện nay các rừng trồng cũng áp dụng các phương pháp tạo bươu như trong tự nhiên.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam có 3 loại gõ đỏ chính dựa vào nguồn gốc xuất sứ đó là Nam Phi, Lào và Việt Nam, một số nhỏ nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Thái Lan nhưng không đáng kể.
Với đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi, Lào là một trong những quốc gia có nguồn xuất khẩu gỗ gõ lớn trên thế giới với những cây gỗ lâu năm, gỗ có màu đậm, nặng, vân đẹp, khối lớn. Chình vì vậy gỗ gõ nhập khẩu từ Lào được đánh giá rất cao và có giá trị lớn.
Nam Phi hay một số quốc gia Châu Phi khác, rừng chủ yếu là trồng, gỗ thường có tuổi đời ngắn chính vì vậy gỗ gõ Nam Phi có trọng lượng nhẹ hơn, màu gỗ nhạt hơn, vân không đẹp bằng gỗ gõ Lào. Giá trị gỗ và chất lượng cũng thấp hơn.
Trước đây nhiều năm gỗ gõ từ Việt Nam cũng được đánh giá khá cao, tuy nhiên những năm gần đây việc khai thác tận diệt, chặt cây khi còn non để lấy gỗ khiến chất lượng gỗ giảm sút tương tự như gỗ gõ Nam Phi. Một số những cây già lâu năm thì được đánh giá ngang với gỗ từ Lào.
Ngoài đặc điểm nhận dạng từ cây, nếu là gỗ chúng ta cũng có thể nhận biết dựa vào các giác quan như sau:
Bước 1: Quan sát vân gỗ, đây là một điều khá khó nhầm lẫn nếu như bạn đã nhìn thấy vân gỗ gõ, đặc điểm vân gỗ đó là: Đường vân lớn, giác gỗ màu vàng xen kẽ với giác gỗ màu đen không đồng đều dựa vào điều kiện phát triển của cây trong năm đó(ảnh hưởng đến vân gỗ).
Bước 2: Nếu là đồ nội thất bạn có thể cầm, nhấc lên xem thử, đặc điểm gỗ gõ rất nặng và nặng hơn khá nhiều so với các loại gỗ thông thường do có tỉ trọng lớn.
Kết hợp 2 bước bạn dễ dàng có thể phân biệt gỗ gõ so với các loại gỗ tự nhiên khác một cách đơn giản.
Hiện nay gỗ gõ đỏ chủ yếu được để sản xuất các đồ nội thất cao cấp căn hộ như: Bàn ghế, sập, phản, giường ngủ,…. Dưới đây là một số hình ảnh để bạn tham khảo về ứng dụng của loại gỗ này:
Bàn ghế
Sập, Phản
Giường ngủ